Tin tức

Trẻ Biếng Ăn Ngủ Nhiều - Mẹ Phải Làm Sao?

Administrator 27/07/2024
Trong quá trình chăm sóc con, rất dễ xảy ra tình trạng trẻ biếng ăn ngủ nhiều. Mẹ không nên quá lo lắng, hãy cùng Homel giải đáp qua bài viết này!

Đối với các bậc phụ huynh, thấy con mình ăn uống và ngủ nghỉ một cách đầy đủ là niềm hạnh phúc lớn lao. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng trẻ biếng ăn ngủ nhiều, không ít người cảm thấy lo lắng liệu đó có phải là dấu hiệu bất thường hay không. Và phương pháp xử lý thích hợp như thế nào. Cùng Homel khám phá thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ Biếng Ăn Ngủ Nhiều - Mẹ Phải Làm Sao?

Dấu hiệu của trẻ biếng ăn ngủ nhiều

Để nhận biết khi nào trẻ có dấu hiệu biếng ăn và ngủ nhiều hơn mức bình thường, mẹ cần hiểu rõ về chế độ ăn uống và giấc ngủ phù hợp với từng độ tuổi của bé.

  • Về ăn uống, lượng sữa mà bé cần phụ thuộc vào kích thước dạ dày và tuổi của bé. Trẻ sơ sinh ban đầu chỉ có thể chứa được 5 - 7ml sữa và lượng này tăng dần lên 22 - 27ml vào ngày thứ ba. Đến ngày thứ bảy, dạ dày bé mở rộng hơn để bé có thể bú được 45 - 60ml sữa. Khi bé tròn một tháng tuổi, dạ dày đã có thể chứa từ 80 - 150ml sữa. Mẹ cũng có thể áp dụng công thức xác định lượng sữa cần cho bé dựa trên cân nặng và tuổi của bé.

  • Về giấc ngủ, trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều và chỉ thức dậy khi đói hoặc cần được thay tã. Đến 6 - 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Khi bé lớn lên, thời gian ngủ cũng sẽ giảm dần.

Dựa vào các thông tin trên, mẹ có thể nhận biết khi bé có dấu hiệu biếng ăn và ngủ nhiều hơn mức bình thường để có thể can thiệp kịp thời và phù hợp.

>> Xem thêm: Tất Tần Tật Các Cách Chăm Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Họng Mẹ Nên Biết

Nguyên nhân trẻ biếng ăn ngủ nhiều

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cùng Homel tìm hiểu nhé!

Do trẻ bị sốt

Khi trẻ mắc bệnh sổ mũi và nhiễm virus, có thể dẫn đến sự mất cân bằng và giảm sự thoải mái trong việc ăn và ngủ. Trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn khi bị ốm. Giấc ngủ giúp hệ miễn dịch của bé, bao gồm các tế bào như bạch cầu lympho, tiêu diệt vi khuẩn và virus dễ dàng hơn. Đồng thời, giấc ngủ đủ giấc cũng giúp điều hòa việc tiết ra các cytokine gây viêm. Đặc biệt, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, việc sưng đau có thể khiến bé từ chối bú mẹ.

Sự biếng ăn khi trẻ ốm thường là nguyên nhân lo lắng của nhiều mẹ. Tuy nhiên, quan trọng là hãy kiên nhẫn và chăm sóc bé cẩn thận. Sau khi điều trị khỏi bệnh, trẻ sẽ trở lại mô hình ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

Trẻ mới được tiêm phòng

Sau khi tiêm vắc-xin, việc trẻ bị sốt là một phản ứng tự nhiên. Thường thì bé có thể phát sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 39 độ C, có thể kèm theo quấy khóc, chán ăn và bú ít hơn trong vòng 1-2 ngày. Trẻ có hệ miễn dịch yếu thường cần thời gian lâu hơn để phục hồi. Do đó sốt có thể đi kèm với cảm giác mệt mỏi và giấc ngủ không được yên ổn.

Nguy cơ bị viêm màng não

Biểu hiện trẻ biếng ăn và ngủ nhiều cũng có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Các loại viêm màng não do vi khuẩn như Hib, phế cầu khuẩn và mô cầu đều rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Như vấn đề đường hô hấp, tim mạch, hay thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.

Trong từng giai đoạn phát triển, thói quen ăn uống và giấc ngủ của trẻ có thể khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là đảm bảo chất lượng giấc ngủ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Ba mẹ cần chú ý theo dõi sát sao sự phát triển của bé. Vì nếu bé ngủ quá nhiều hoặc không ăn uống đủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến sụt cân, còi cọc và nguy cơ suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ biếng ăn ngủ nhiều

Trẻ Biếng Ăn Ngủ Nhiều - Mẹ Phải Làm Sao?

Để xử lý tình trạng này, ba mẹ có thể làm theo những cách sau đây:

Vệ sinh môi trường sống

Môi trường sống của trẻ cần được giữ sạch sẽ và thông thoáng, không có muỗi vì chúng có thể truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, trẻ cũng cần được giáo dục về vệ sinh cá nhân. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nơi công cộng.

Xây dựng thực đơn khoa học cho bé

  • Đảm bảo dinh dưỡng: Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt là những món mà trẻ thích để khuyến khích sự thèm ăn. Cần tăng cường vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây và các loại củ trong khẩu phần để giúp hấp thu tốt hơn. Không gây sụt cân sau khi tiêm phòng hoặc sau khi bị ốm.

  • Ăn đúng giờ: Các nghiên cứu khoa học cho thấy thời điểm ăn uống cũng quan trọng đối với sức khỏe. Trẻ đi học nên được đảm bảo có 3 bữa chính/ngày và một số bữa phụ nhẹ nhàng nhưng đủ dinh dưỡng. Ăn đúng giờ giúp hình thành thói quen sinh học cho bé. Giúp bé biết khi nào đói để tránh tình trạng biếng ăn hay bỏ bữa. Đối với trẻ nhỏ hơn, cần chú ý tỷ lệ bữa ăn dặm và bữa sữa phù hợp với từng giai đoạn.

  • Ăn với tâm lý thoải mái: Không nên ép buộc hoặc áp lực trẻ ăn nhiều. Nên khuyến khích bé tự chủ động quyết định lượng thức ăn. Tạo điều kiện để bé cảm thấy vui vẻ và thỏa mái trong bữa ăn. Với trẻ sơ sinh, cần cung cấp không gian yên tĩnh, thoáng mát và cho bé bú trong tư thế thoải mái.

Tập cho bé ngủ đúng giấc

Nếu trẻ sơ sinh liên tục chớp mắt, mặt mờ, dụi mắt, ngáp hoặc kéo tai. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang buồn ngủ. Bố mẹ nên chuẩn bị giường cho bé ngủ ngay để tránh tình trạng bé nhỡ giấc và khó ngủ sau này. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé, mẹ có thể học cách tạo "ổ" giúp bé cảm thấy ấm áp, mềm mại và an toàn. Giúp bé ngủ ngon hơn mà không bị giật mình.

Khuyến khích vận động cho bé: Để giúp bé ăn ngon miệng hơn và ngủ sâu giấc, ba mẹ nên khuyến khích bé vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Trong suốt ngày, nên dành thời gian để cùng bé tham gia hoạt động khoảng 15-20 phút. Giúp bé tiêu hóa năng lượng tốt hơn và tránh tình trạng mệt mỏi uể oải.

>> Xem thêm: Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Kết luận

Trong quá trình chăm sóc con, rất dễ xảy ra tình trạng trẻ biếng ăn và ngủ nhiều. Mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan. Quan trọng là cần theo dõi chặt chẽ sinh hoạt và thể trạng của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời, để có thể can thiệp kịp thời và phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan