Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng của trẻ. Vậy, những thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ là gì? Các món ăn nào có lợi cho việc này? Mời mẹ cùng Homel khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Các món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ rất đa dạng và dễ chế biến. Tuy nhiên, không phải cứ cho bé ăn nhiều là sẽ khỏe mạnh. Ba mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của bé ở từng giai đoạn để chọn lựa thực phẩm phù hợp nhất.
Đối với các trẻ đã lớn qua tuổi sơ sinh, mẹ cần chú ý những yếu tố sau để xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ sức đề kháng:
Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính. Tinh bột, đạm, chất béo, và các vitamin, khoáng chất.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm.
Cung cấp các loại rau củ chứa nhiều vitamin C và E.
Lựa chọn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và axit béo omega.
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé. Trong giai đoạn này, việc nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Càng đầy đủ càng tốt, là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng. Sữa mẹ chứa lượng kháng thể phong phú giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Nếu lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức tăng cường sức đề kháng.
>> Xem thêm: Bổ Sung Chất Xơ Cho Bé Phát Triển Toàn Diện - Mẹ Không Nên Bỏ Qua
Dưới đây, Homel xin giới thiệu cho mẹ những thực phẩm dễ tìm và dễ chế biến thành các món ăn ngon, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Mời mẹ cùng tham khảo nhé!
Các loại rau có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé thường có màu xanh đậm, chẳng hạn như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền, rau cải, và rau ngót. Những loại rau này giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Đặc biệt, cải bó xôi là một lựa chọn xuất sắc vì nó rất giàu các vi chất quan trọng như vitamin A, E, C, K, folate, mangan, kẽm, selen và sắt.
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi, rau củ là nhóm thực phẩm đầu tiên mẹ nên cho bé thử. Tuy nhiên, hãy bắt đầu với những loại rau mềm, dễ ăn, và có vị ngọt tự nhiên. Mẹ có thể xay nhuyễn hoặc chế biến rau ở độ lỏng phù hợp để giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu khi mới làm quen với thực phẩm này.
Thịt lợn, thịt bò, và thịt gà là những thực phẩm tuyệt vời giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thịt nạc chứa nhiều protein, rất quan trọng cho việc hình thành cơ bắp, xây dựng mô tế bào, và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, kẽm trong thịt nạc cũng hỗ trợ các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
Thông thường, bé có thể bắt đầu ăn thịt xay nhuyễn từ khoảng tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8, khi bé đã làm quen với việc ăn dặm và hệ tiêu hóa đã sẵn sàng tiếp nhận các nhóm thực phẩm đa dạng. Tháng thứ 8 là thời điểm lý tưởng để bé ăn thịt, khi hệ tiêu hóa đã phát triển đủ để xử lý chất đạm từ thịt mà không gây ra phản ứng hay dị ứng.
Mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé các loại trái cây giàu vitamin A và C. Vì đây là những thực phẩm hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng. Vitamin C giúp nâng cao khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm, cúm, và cảm lạnh. Đồng thời là nguyên liệu thiết yếu cho tế bào lympho T và bạch cầu. Vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh. Có vai trò quan trọng trong việc cân bằng gốc tự do và bảo vệ tế bào miễn dịch.
Vitamin C dồi dào có trong cam, quýt, bưởi. Còn vitamin A có nhiều trong các loại rau củ màu đỏ và vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, khoai tây, và khoai lang. Mẹ nên cho bé ăn cả nước và bã của các loại trái cây này. Và chế biến thành nhiều món khác nhau để bé cảm thấy thú vị và ăn ngon miệng hơn.
Ngũ cốc và các loại hạt là thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và chứa nhiều beta-glucan, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ngũ cốc, mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại hạt như hạt dẻ, hạt hạnh nhân, nhưng cần lưu ý vì một số bé có thể bị dị ứng với các loại hạt này.
Đối với bé mới bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, mẹ nên điều chỉnh mức độ thô của thực phẩm phù hợp với khả năng ăn của bé. Với bé từ 6 tháng đến 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp bột ngũ cốc với sữa đặc hoặc sữa tươi. Đối với bé từ 1 tuổi trở lên, khi hệ tiêu hóa và răng sữa của bé phát triển hơn. Mẹ nên tăng dần độ thô của thực phẩm để giúp bé làm quen với việc nhai và tiêu hóa.
>> Xem thêm: Cách Bổ Sung B1 Cho Bé Ăn Ngon Miệng, Tăng Cân Khoa Học
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hấp thu các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Với những gợi ý về thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà Homel đã cung cấp, hy vọng ba mẹ có thể xây dựng một thực đơn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để con yêu luôn khỏe mạnh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel