Tình trạng trẻ uống sữa công thức bị nôn khá phổ biến và gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nôn không chỉ làm trẻ quấy khóc mà còn khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng. Vậy khi gặp tình trạng này, các mẹ có thể làm gì xử lý cho trẻ? Hãy cùng Homel tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ từ những ngày đầu đời. Tuy nhiên, do một số lý do như cơ địa hoặc các yếu tố khác, mẹ không thể sản xuất đủ sữa cho con. Sữa công thức là giải pháp hoàn hảo để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Sữa công thức hiện nay rất đa dạng, phù hợp với các nhu cầu và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp bé sơ sinh lại có thể bị nôn khi uống sữa công thức. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Có một số nguyên nhân khiến bé bị nôn khi uống sữa, bao gồm:
Cho bé uống quá nhiều: Việc cho bé uống quá nhiều so với khả năng tiêu hoá của bé. Đặc biệt là với các bé sơ sinh, có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ.
Núm vú bình quá to: Lựa chọn núm vú quá lớn so với miệng bé có thể làm sữa chảy quá nhanh và dễ gây ọc sữa.
Pha sữa không đúng cách: Cách pha sữa không chính xác có thể làm sữa quá đặc hoặc quá loãng. Gây khó tiêu hoá và bé nôn.
Tư thế cho bú không đúng: Cho bé bú khi bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa có thể khiến bé dễ bị sặc sữa và nuốt nhiều không khí.
Các nguyên nhân này cần được mẹ chủ động điều chỉnh để giảm thiểu khả năng bé bị nôn khi uống sữa.
Nếu trẻ thường xuyên bị nôn khi uống sữa công thức, mẹ cần lưu ý có thể bé đang mắc một số bệnh lý sau:
Bất dung nạp lactose: Bất dung nạp lactose là tình trạng không thể phân hủy đường lactose trong sữa và sản phẩm từ sữa do thiếu enzyme lactase trong ruột non. Trẻ bất dung nạp lactose có thể có các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, và nôn khi uống sữa.
Thiếu canxi: Trẻ thiếu canxi thường có dấu hiệu kích thích thần kinh tăng cao. Cơ thanh quản co thắt nhiều gây khó thở. Cơ hoành và cơ dạ dày co thắt gây nấc cụt và ọc sữa.
Bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá: Trẻ nôn sau khi uống sữa có thể liên quan đến các bệnh như tá tràng, hẹp thực quản, hoặc lồng ruột (sự di chuyển và chui vào lòng của một khúc ruột khác). Mẹ cần chú ý nếu bé có các dấu hiệu bất thường như ói bất ngờ, ưỡn bụng khi đang bú, khóc thét, hoặc bụng nổi phồng.
Những dấu hiệu này cần được mẹ chú ý. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp cho bé.
>> Xem thêm: Giải Đáp Về Thai Giáo Dinh Dưỡng Giúp Mẹ Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh
Đảm bảo bé uống đúng lượng sữa theo khuyến nghị: Khi bổ sung sữa ngoài cho bé, mẹ nên cho bé uống số lượng sữa phù hợp với thể trạng và cân nặng để đảm bảo bé hấp thu tối ưu. Mẹ có thể áp dụng công thức đơn giản để tính lượng sữa theo cân nặng của bé. Đó là: Lượng sữa/ngày = cân nặng hiện tại (kg) x 150ml.
Lựa chọn núm bình phù hợp: Việc chọn núm vú thích hợp là rất quan trọng để tránh tình trạng bé ọc sữa. Mẹ cần điều chỉnh kích thước bình và núm vú phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
Pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Các sản phẩm sữa có thể yêu cầu pha theo tỉ lệ nước và sữa bột theo cốc đo hoặc theo muỗng. Nếu bé uống ít hơn so với hướng dẫn, mẹ có thể điều chỉnh tỉ lệ pha sữa theo muỗng. Nếu đây là lần đầu tiên dùng sữa công thức cho bé hoặc chuyển từ sữa mẹ. Mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 3 đến 5ml và luôn quan sát các phản ứng của bé trong vòng 2 tiếng sau khi cho bé uống.
Đảm bảo bé bú đúng tư thế: Trong mọi tư thế cho bé bú, đầu bé luôn nên cao hơn thân bé để tránh sặc sữa và ọc sữa. Khi bé đang có dấu hiệu ọc sữa, mẹ nên tránh cho bé bú khi bé đang nằm. Dù là nằm nghiêng hay ngửa.
Nếu bé có những biểu hiện bất thường như nôn trớ như đã đề cập trước đó. Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hoặc thay đổi sữa ngay lập tức. Thay vào đó, mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Và điều trị theo chỉ định của chuyên gia.
Khi lựa chọn sữa cho bé, đặc biệt là khi bé thiếu canxi hoặc bất dung nạp lactose. Mẹ cần lựa chọn các dòng sữa phù hợp với thể trạng của bé. Cũng như ưu tiên những dòng sữa tốt cho tiêu hoá.
Nếu bé thiếu canxi, mẹ nên lựa chọn sữa bổ sung canxi, vitamin D3 và vitamin K2-MK7. Giúp hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Nếu bé bất dung nạp lactose, mẹ có thể tham khảo các dòng sữa không lactose. Đây là loại sữa có lượng lactose thấp hoặc bổ sung men lactase. Để giúp bé phân hủy và hấp thu lactose.
>> Xem thêm: Mẹo Hay Giúp Mẹ Xử Lý Tình Trạng Trẻ Ngậm Thức Ăn Không Chịu Nuốt
Hy vọng rằng những thông tin mà Homel đã chia sẻ sẽ giúp mẹ xử lý tình trạng trẻ uống sữa công thức bị nôn một cách an toàn và hiệu quả nhất. Mẹ có thể theo dõi Homel để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc con cái.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel